Tóm tắt quyển “Tư duy đặt cược” – phần 2

Nhìn vào bức hình bên dưới, bạn thấy màu sắc gì?

Thực ra, đây là bức hình trắng đen, chẳng hề có màu sắc gì cả. Sở dĩ chúng ta thấy người và vật trong bức hình có màu sắc là bởi vì Øyvind Kolås (tác giả bức hình) đã kẻ thêm những đường kẻ ô vuông có màu vào đó để đánh lừa bộ não chúng ta.

💡

Quyết định là sản phẩm của niềm tin, mà mọi quyết định đều là một sự đặt cược.

Về cơ bản, mọi quyết định chúng ta đưa ra đều là một sự đặt cược. Trên tất cả mỗi khi ra quyết định, đó là một sự cá cược với chính bản thân. Chúng ta liên tục cân nhắc xác suất các khả năng có thể xảy ra và lựa chọn phương án tối ưu để ra quyết định. Tuy nhiên, chất lượng quyết định của chúng ta phụ thuộc vào độ chính xác của niềm tin của chúng ta. Nếu niềm tin của chúng ta có sai sót hoặc dựa trên thông tin không đầy đủ, thì khả năng thành công của chúng ta sẽ thấp hơn. Nhắc tới chuyện này, mình chợt nhớ đến chuyện Khổng Tử trách lầm học trò ăn vụng cơm:

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Khổng Tử sai học trò yêu là Nhan Hồi thổi cơm. Một lúc sau, Khổng Tử xuống bếp và bắt gặp Nhan Hồi cho tay vào nồi cơm bốc lên một nắm rồi bỏ vào miệng ăn. Ông rất thất vọng về điều này nhưng chỉ im lặng không nói gì. Đến bữa cơm, Nhan Hồi từ chối không ăn vì thật ra có một mảng bụi rơi vào nồi cơm trong lúc Nhan Hồi đang thổi cơm, nên ông ta phải bỏ chỗ cơm ấy đi. Tuy nhiên vì bỏ đi thì tiếc nên ông bèn tự mình ăn chỗ cơm ấy và từ chối không ăn cơm nữa. Khổng Tử hiểu ra mình đã trách lầm Nhan Hồi.”

Học trò ăn vụng cơm, Khổng Tử tự than trách mình và ba bài học nhân văn lưu  lại cho hậu thế! - Vạn Điều Hay

Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của thông tin thế nào. Chúng ta có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thông tin có sẵn, ngay cả khi nó không nhất thiết phải đáng tin cậy hoặc có liên quan. Chúng ta không nên vội vàng kết luận dựa trên dữ liệu hạn chế mà nên tìm kiếm nhiều quan điểm và bằng chứng khác nhau trước khi đưa ra quyết định.

Cần phân biệt rõ tự tin và cố chấp. Sự tự tin có thể hiểu là một sự sẵn sàng thừa nhận sự không chắc chắn và điều chỉnh niềm tin của một người để đáp ứng với thông tin mới. Loại tự tin này có lợi hơn cho việc ra quyết định hiệu quả trong một thế giới không chắc chắn.

Hết phần 2

Subscribe to SkyGLab

Scroll to Top