Một chứng minh sơ cấp cho bài toán Basel

Bài toán Basel là một bài toán nổi tiếng được đưa ra vào năm 1644 và được giải bởi nhà toán học thiên tài Leonard Euler vào năm 1734. Bài toán yêu cầu tính tổng của chuỗi vô hạn:

1+122+132+142+=?

Sau đó, Euler đã chứng minh được tổng này bằng π26.

Nếu bạn search chuỗi “Basel problem“, bạn sẽ thấy khá nhiều cách chứng minh khác nhau cho bài toán này. Trong một lần lang thang trên internel, mình tình cờ tìm được một chứng minh sơ cấp khá thú vị và khá “đẹp” cho bài toán này của R J Ransford trong tạp chí Eureka số 42, được đăng vào mùa hè năm 1982. Dưới đây là note của lời giải.

💡 Link bài báo tại đây

Theo công thức của Euler: eix=cosx+isinx

Suy ra: (eix)n=(cosx+isinx)n=ei(nx)=cosnx+isinnx

Vậy cosnx+isinnx=(cosx+isinx)n

Khai triển vế phải công thức ta có:

cosnx+isinnx=(n0)cosnx+(n1)cosn1.i.sinx+=((n0)cosnx+(n2)cosn2x.i2.sin2x++)+i((n1)cosn1x.sinx+(n3)cosn3x.i2.sin3x+(n5)cosn5x.i4.sin5x+)=((n0)cosnx(n2)cosn2x.sin2x+)+i((n1)cosn1x.sinx(n3)cosn3x.sin3x+(n5)cosn5x.sin5x)

So sánh phần ảo của vế phải và vế trái, ta suy ra:

sinnx=(n1)cosn1xsinx(n3)cosn3xsin3x+(n5)cosn5xsin5x

Cho đa thức bậc n với các hệ số aiC P(x)=anxn+an1xn1++a0 với các số phức là rn,rn1,,r1, lúc đó với mọi 0kn ta có:

1i1i2nri1ri2rik=(1)kankan

Trường hợp cụ thể của công thức trên:

i=1nri=an1an

Đầu tiên, ta đi chứng minh công thức:

cot2(π2m+1)+cot2(2π2m+1)++cot2(mπ2m+1)=13m(2m1),(m1)

Thật vậy, áp dụng lại công thức sinnx bên trên:

sinnx=(n1)cosn1xsinx(n3)cosn3xsin3x+(n5)cosn5xsin5x

Đặt n=2m+1 và x=rπ2m+1,(r=1,2,,m), khi sinnx=0,sinx>0 đem chia cả hai vế cho sinnx, ta có:

0=(2m+11)cot2mx(2m+13)cot2m2x+

Đặt t=cot2x công thức trên trở thành đa thức:

P(t)=(2m+11)tm(2m+13)tm1+=0

Với các nghiệm của đa thức chính xác là t=cot2(rπ2m+1),(r=1,2,,m). Áp dụng hệ thức Vieta cho tổng các nghiệm trên, ta tính được giá trị tổng các nghiệm là:(2m+13)(2m+11)=13m(2m1). Vậy ta đã chứng minh xong công thức:

cot2(π2m+1)+cot2(2π2m+1)++cot2(mπ2m+1)=13m(2m1),(m1)

Từ công thức này, ta cộng cả 2 vế với m, để có đẳng thức:

m+cot2(π2m+1)+cot2(2π2m+1)++cot2(mπ2m+1)=m+13m(2m1)(1+cot2(π2m+1))+(1+cot2(2π2m+1))++(1+cot2(mπ2m+1))=13m(2m+2)

Áp dụng công thức csc2y=1+cot2y, thay vào phương trình:

csc2(π2m+1)+csc2(2π2m+1)++csc2(mπ2m+1)=13m(2m+2)

Nhận xét rằng 0<y<π/2 thì 0<siny<y<tany, vì thế cscy>1/y>coty. Thay vào ta có:

13m(2m1)<(2m+1π)2+(2m+12π)2++(2m+1mπ)2<13m(2m+2)13m(2m1)<(2m+1)2π2+(2m+1)222π2++(2m+1)2m2π2<13m(2m+2)

Nhân tất cả cho π2(2m+1)2, ta được:

π23[12(112m+1)(122m+1)]<1+122+132++1m2<π23[12(112m+1)(1+12m+1)]π26(112m+1)(122m+1)<1+122+132++1m2<π26(112m+1)(1+12m+1)π26(122m+1)<1+122+132++1m2<π26(1+12m+1)

Khi m, lúc đó các giá trị 12m+10 và 22m+10. Cuối cùng, ta đi đến kết quả:

1+122+132+=π26

 

Subscribe to SkyGLab

Scroll to Top