Những câu chuyện ngộ nhận xác suất về COVID

Mặc dù dịch COVID đã qua cách đây gần 3 năm, mọi người vẫn còn nhớ về nó như là một ký ức khủng khiếp mà nhân loại đã phải trải qua. Thỉnh thoảng, ở trong quán cafe tôi vẫn nghe được những câu chuyện người ta bàn tán về đợt đại dịch ấy với nhiều câu chuyện và nhiều ngộ nhận…

  • Nên chích ngừa hay không?

    Ấn tượng về chuyện này là một người đàn bà béo ngồi cùng 1 nhóm bạn. Bà ta đối thoại khá gay gắt với một người đàn ông trong nhóm, và đưa ra rất nhiều bằng chứng rằng chích ngừa chẳng mang lại hiệu quả gì cả, đó chỉ là trò kiếm tiền của bọn buôn bán thuốc. Bà ta đưa ra một ví dụ rằng trên một tờ báo của Mỹ đăng, sau khi thống kê trên 1,000 ca nhiễm bệnh, họ thấy rằng tỷ lệ người tử vong là khoảng 3% (nghĩa là có khoảng 30 người tử vong), trong đó có 18 người đã chích ngừa và 12 người chưa chích ngừa.

    Bà ta kết luận: “chích ngừa còn tệ hơn không chích”.

    Rõ ràng nếu không để ý, thì có vẻ lập luận trên là hợp lý. Tuy nhiên, nghĩ sâu hơn chút nữa, thì đây là một cái bẫy do vô tình hay hữu ý của tác giả bài báo trên. Những con số trên thực ra không đủ bằng chứng để kết luận. Thật vậy, đầu tiên là bài báo kia không nhắc đến trong 1,000 bệnh nhân ấy, có bao nhiêu người đã chích ngừa và có bao nhiêu người chưa chích ngừa. Giả sử, trong 1,000 ca đó có 900 ca đã chích ngừa và 100 ca chưa chích ngừa, như vậy tỷ lệ tử vong sẽ là 18/900 = 2% đã chích và 12/100 = 12% chưa chích. Như vậy nếu thêm một thông tin số người đã chích và số người chưa chích, ta thấy hiệu quả của việc chích ngừa là rõ rệt. Ấy là chưa kể đến việc thống kê về khả năng nhiễm bệnh của người chưa chích so với người đã chích.

  • Chích ngừa gây chết người vì sốc thuốc, tôi không chích!

    Đúng là người ta đã ghi nhận một số trường hợp sốc thuốc và tử vong sau khi tiêm ngừa. Tuy nhiên, có lẽ mọi người phải hiểu rằng, tiêm bất cứ thứ gì cũng có thể gây ra phản ứng sốc, thậm chí kể cả tiêm thuốc bổ. Phản ứng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, mà chưa chắc nguyên nhân chính là do thuốc. Ví dụ: do cơ địa của người được tiêm, do kỹ thuật tiêm, hoặc tử vong do một bệnh khác không liên quan, … Có một điều rất rõ ràng để nhận thấy rằng những trường hợp sinh ra tai biến sau khi chích ngừa là khá hiếm gặp, chỉ khoảng 0,0x%.

💡 So với việc không chích ngừa, tỷ lệ tử vong là khoảng 3%-4% bạn chọn option nào?

  • Trí nhớ và sức khỏe suy giảm vì tiêm kháng sinh COVID

    Đây có lẽ là ngộ nhận lớn nhất và hay được đề cập đến nhất. Bạn có thể thấy nhiều người phàn nàn rằng trí nhớ sút giảm, sức khỏe suy yếu vì họ chích ngừa COVID. Trong khi điều này vẫn đang tồn tại ở dạng “đã ghi nhận” và “đang trong quá trình nghiên cứu” giành cho giới khoa học, chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề của luận điểm này:

    • Hiệu ứng đám đông: con người có khuynh hướng bị lôi kéo bởi ý kiến đám đông. Nhiều người nói rằng mình bị giảm trí nhớ, thế là bản thân mình cũng cảm giác rằng mình bị.

    • Không có thống kê chính xác về tình trạng hiện tại và quá khứ: người ta chỉ có thể kết luận tình trạng hiện tại là tốt hơn hay xấu đi khi có số liệu cụ thể rõ ràng về cả quá khứ lẫn hiện tại. Ở đây, đại đa số các phát biểu là mang tính cảm tính. Điều ngộ nghĩnh ở đây là bạn vẫn nhớ rằng bạn có trí nhớ tốt hơn trước đây, điều này chỉ ra rằng … bạn vẫn còn có khả năng nhớ tốt 🙂

    • Thời gian và tuổi tác: Trí nhớ và sức khỏe có khuynh hướng suy giảm theo thời gian. Vì thế, đôi khi cảm thấy trí nhớ kém đi và sức khỏe kém đi có thể là do yếu tố thời gian và tuổi tác mà không phải do chích ngừa.

    • Khó xác định nguyên nhân: có thể nói rằng hiện nay đại đa số mọi người đều đã từng nhiễm COVID, biết đâu, bạn yếu đi và hay quên là do COVID gây ra? Hoặc biết đâu do một nguyên nhân nào khác mà chẳng liên quan gì đến chích ngừa?

 
 

Subscribe to SkyGLab

Scroll to Top