Cuốn sách chỉ ra rằng tác động của các nhóm và động lực xã hội có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn của chúng ta, cả tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cùng phân tích những lợi ích và cạm bẫy tiềm ẩn của việc ra quyết định theo nhóm và đưa ra các chiến lược để tận dụng sức mạnh của các nhóm đồng thời giảm thiểu những nhược điểm của chúng.
Hãy biết tận dụng Sức mạnh của các nhóm. Bằng cách tương tác với những người khác, chúng ta có thể tiếp cận nhiều quan điểm, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, từ đó thể nâng cao hiểu biết của chúng ta về các tình huống phức tạp. Các nhóm cũng có thể cung cấp trách nhiệm giải trình và động lực, khuyến khích chúng ta phấn đấu cho sự chính xác và xuất sắc. Ví dụ một người muốn mở quán cà phê trong một khu dân cư. Thay vì tự quyết định một mình, người này có thể thảo luận với nhiều người khác nhau để tìm kiếm thêm thông tin bao gồm: những người bạn đã có kinh nghiệm mở quán cà phê trước đó, những người bạn có kinh nghiệm về kinh doanh vận chuyển, thậm chí cả những cư dân chung quanh khu vực muốn mở để tìm hiểu tình hình… Từ đó người này có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Tóm lại, chúng ta nên chủ động tìm kiếm các quan điểm đa dạng và tham gia vào các cuộc thảo luận cởi mở với những người khác. Bằng cách tương tác với những người có hoàn cảnh, niềm tin và kinh nghiệm khác nhau, chúng ta có thể thách thức những giả định và thành kiến của chính mình, dẫn đến sự hiểu biết toàn diện hơn về các vấn đề phức tạp.
Mặt trái tiềm ẩn của việc ra quyết định theo nhóm, đặc biệt là hiện tượng tư duy nhóm, là khi các cá nhân trong một nhóm ưu tiên sự đồng thuận và tuân thủ hơn tư duy phản biện và phán đoán độc lập. Điều này sẽ làm mất đi tính đa dạng / đa chiều trong suy nghĩ, mà đây chính là điểm mấu chốt của sức mạnh tư duy đám đông. Nguyên nhân chính của mặt trái này bao gồm:
- Thiên kiến xác nhận: là xu hướng tự nhiên của con người tìm kiếm, ủng hộ và ghi nhớ thông tin xác nhận niềm tin hoặc giả thuyết hiện có của họ, đồng thời bỏ qua hoặc đánh giá thấp thông tin mâu thuẫn với chúng. Thiên kiến này có thể dẫn đến việc ra quyết định kém hiệu quả vì nó khiến chúng ta bỏ qua những bằng chứng quan trọng và củng cố những niềm tin sai lầm. Ví dụ: Nếu một người tin rằng một công ty cụ thể là một khoản đầu tư tốt, họ có thể tập trung vào những tin tức tích cực về công ty đó và bỏ qua những thông tin tiêu cực. Điều này có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm.
- Thông tin thảo luận không chính xác hoặc không đủ hấp dẫn cho người được thảo luận khiến cho người nghe không chú trọng vào câu trả lời hoặc thậm chí trả lời sai.
Hết phần 4