Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm sử dụng kết quả trong quá khứ như một công cụ để học hỏi và cải thiện việc ra quyết định trong tương lai. Kết quả của các quyết định của chúng ta, dù tích cực hay tiêu cực, đều cung cấp phản hồi có giá trị có thể giúp chúng ta tinh chỉnh chiến lược và đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn trong tương lai.
Đừng chơi trò may rủi! Đừng xem kết quả của việc ra quyết định là một trò đỏ đen, và đừng “thôi miên” mình bằng ý tưởng: thành công được cho là do kỹ năng và thất bại hoàn toàn do vận rủi. Tư duy này cản trở sự học hỏi và phát triển bằng cách ngăn cản chúng ta nhận ra sự tương tác phức tạp của các yếu tố góp phần tạo nên kết quả. Hãy cố gắng tận dụng và phân tích các vùng xám thông tin để hỗ trợ cho việc ra quyết định. Ví dụ, một nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Sau một vài giao dịch thành công ban đầu, anh ta bắt đầu tin rằng mình là một thiên tài đầu tư, cho rằng mọi quyết định của mình đều đúng đắn và thành công của anh ta hoàn toàn là nhờ kỹ năng của mình. Tuy nhiên, khi thị trường thay đổi và anh ta bắt đầu thua lỗ, anh ta đổ lỗi hoàn toàn cho vận rủi, tin rằng mình không thể kiểm soát được kết quả và mọi thứ đều nằm ngoài tầm tay của anh ta.
Hiện tượng SnackWell – Sai lầm do định kiến. SnackWell là công ty sản xuất bánh kẹo. Họ quảng bá rằng những chiếc bánh quy của họ có ít chất béo, điều này khiến người tiêu dùng tin vào việc họ có thể ăn nhiều hơn mà không tăng cân. Tuy nhiên, thực tế là mọi người thường ăn nhiều bánh quy SnackWell’s hơn so với bánh quy thông thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo hơn và có thể tăng cân. Điều này cho thấy cách niềm tin sai lệch (ăn bánh ít béo sẽ không gây tăng cân) dẫn đến việc giải thích sai kết quả (tăng cân). Mọi người đổ lỗi cho bánh quy hoặc các yếu tố bên ngoài khác, thay vì xem xét lại hành vi ăn uống của chính họ.
Vì thế chúng ta nên:
- Tìm kiếm bằng chứng khách quan: Đừng chỉ dựa vào niềm tin hoặc giả định. Hãy tìm kiếm thông tin và dữ liệu đáng tin cậy để đưa ra quyết định sáng suốt.
- Xem xét lại hành vi của bản thân: Thay vì đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài, hãy xem xét lại hành động của bạn có thể đã góp phần vào kết quả như thế nào.
- Tránh những kết luận vội vàng: Đừng vội vàng kết luận dựa trên thông tin hoặc kinh nghiệm hạn chế. Hãy thu thập thêm bằng chứng và xem xét các quan điểm khác nhau trước khi đưa ra quyết định.
Chúng ta cần phân biệt rõ ràng may mắn hay là kỹ năng. Mặc dù vai trò của may mắn là cực kỳ quan trọng trong nhiều tình huống, kỹ năng là thứ không thể thiếu để biến cơ hội trở thành bàn thắng :). Tuy nhiên, cũng đừng quy việc thành công hay thất bại hoàn toàn do kỹ năng. Chúng ta nên tránh sự tự tin thái quá hoặc tránh tự trách mình mà nên tập trung vào các khía cạnh trong quá trình ra quyết định mà chúng ta có thể kiểm soát.
Việc lắng nghe phản hồi cũng là một điều rất quan trọng. Phản hồi có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả người cố vấn, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí cả sự tự suy ngẫm của chính chúng ta. Chúng ta nên chủ động tìm kiếm phản hồi và sử dụng nó một cách mang tính xây dựng để tinh chỉnh chiến lược và nâng cao kỹ năng ra quyết định.
Hết phần 3